Bảng Quy Đổi Các Đơn Vị Áp Suất Là - bar, Kg/cm2, Psi, Kpa, Mpa, Pa
Công Cụ Quy Đổi Áp Suất Online 2024
Đơn vị | Giá trị chuyển đổi |
---|
Tham khảo các nguồn uy tín như NIST - Hiệp hội Kỹ sư Hoa Kỳ (ASME) - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)
Hướng Dẫn Sử Dụng công Cụ Quy Đổi Áp Suất Online 2024
Công cụ quy đổi áp suất online 2024 giúp bạn quy đổi các giá trị áp suất giữa nhiều đơn vị khác nhau một cách nhanh chóng và chính xác. Để sử dụng công cụ, hãy thực hiện các bước sau:
-
Nhập giá trị áp suất: Trong ô "Giá trị áp suất," nhập số liệu bạn muốn quy đổi. Đảm bảo rằng giá trị này là một số dương.
-
Chọn đơn vị: Trong danh sách "Chọn đơn vị," chọn đơn vị hiện tại của giá trị áp suất bạn đã nhập.
-
Số chữ số thập phân: Nhập số lượng chữ số thập phân mà bạn muốn kết quả được hiển thị. Ví dụ: nếu bạn nhập 2, kết quả sẽ được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
-
Quy đổi: Nhấn nút "Quy đổi" để thực hiện quy đổi. Các giá trị quy đổi sẽ xuất hiện trong bảng phía dưới.
-
Sao chép kết quả: Nếu bạn muốn sao chép các giá trị quy đổi, nhấn nút "Sao chép kết quả". Kết quả sẽ được sao chép vào clipboard để bạn có thể dán vào tài liệu khác.
Mô tả chi tiết các đơn vị áp suất
-
At (Atmosphere Technical): Đơn vị này thường được sử dụng trong kỹ thuật và tương đương với áp suất khí quyển tiêu chuẩn.
-
Bar: Đơn vị này rất phổ biến trong các ngành công nghiệp và tương đương với 100,000 Pascal.
-
cmHg (Centimet Thủy Ngân): Đơn vị này đo áp suất dựa trên chiều cao của một cột thủy ngân. Thường sử dụng trong y học để đo huyết áp.
-
cmH2O (Centimet Nước): Đơn vị này đo áp suất dựa trên chiều cao của một cột nước. Thường sử dụng trong các ngành công nghiệp liên quan đến chất lỏng.
-
kg/cm² (Kilôgam trên mỗi cm vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một cm². Thường sử dụng trong kỹ thuật và công nghiệp.
-
kg/m² (Kilôgam trên mỗi mét vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một m².
-
kg/mm² (Kilôgam trên mỗi milimét vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một mm².
-
kPa (Kilôpascal): Đơn vị này là bội số của Pascal và thường sử dụng trong các ngành khoa học và kỹ thuật.
-
kN/m² (Kilô Newton trên mỗi mét vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một m², tương đương với kPa.
-
mmBar (Milimét Bar): Đơn vị này là bội số nhỏ của Bar và thường sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao.
-
mH2O (Mét Nước): Đơn vị này đo áp suất dựa trên chiều cao của một cột nước một mét.
-
mmH2O (Milimét Nước): Đơn vị này đo áp suất dựa trên chiều cao của một cột nước một milimét.
-
mmHg (Milimét Thủy Ngân): Đơn vị này đo áp suất dựa trên chiều cao của một cột thủy ngân một milimét, phổ biến trong y học.
-
MPa (Mega Pascal): Đơn vị này là bội số lớn của Pascal, thường sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp nặng.
-
Pa (Pascal): Đơn vị này là đơn vị chuẩn của áp suất trong hệ SI, đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một mét vuông.
-
N/cm² (Newton trên mỗi cm vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một cm².
-
N/mm² (Newton trên mỗi milimét vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một mm².
-
Psi (Pound mỗi inch vuông): Đơn vị này rất phổ biến trong các hệ thống đo lường của Mỹ và Anh, đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một inch vuông.
-
psf (Pound mỗi foot vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên lực tác động trên diện tích một foot vuông.
-
ton/foot² (Tấn trên mỗi foot vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên trọng lượng một tấn tác động trên diện tích một foot vuông.
-
ton/inch² (Tấn trên mỗi inch vuông): Đơn vị này đo áp suất dựa trên trọng lượng một tấn tác động trên diện tích một inch vuông.
Xem thêm: Website Cung Cấp Nhiều Công Cụ Chuyển Đổi Đơn Vị Tiện Lợi 2024
Các Đơn Vị Áp Suất Là - bar, Kg/cm2, Psi, Kpa, Mpa, Pa
Các cảm biến / đồng hồ áp suất thường sử dụng nhiều đơn vị khác nhau như bar, Kg/cm2, Psi, Kpa, Mpa, Pa. Mỗi đơn vị này có thể được chuyển đổi sang đơn vị khác một cách tương đương. Tùy thuộc vào khu vực, một số đơn vị được ưa chuộng hơn.
"Ví dụ, tại Mỹ, Psi và Ksi thường được sử dụng, trong khi ở Châu Âu, Bar và mbar là phổ biến. Ở Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Kpa, Mpa, và Pa là những đơn vị thường gặp."
Nguồn gốc của đơn vị đo Mpa / Kpa / Pa
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh đơn vị áp suất Mpa. Đây là một đơn vị thường gặp trong các đồng hồ đo từ Nhật Bản và Trung Quốc.
Một số câu hỏi phổ biến bao gồm: Việc chuyển đổi Mpa sang các đơn vị khác như Kg/cm2, lực, kn, n/mm2, và mối quan hệ giữa Mpa và kg/cm2.
"Đáng chú ý là 1 Mpa tương đương với khoảng 10 bar. Do độ phân giải của Mpa cao hơn gấp 10 lần so với Bar, nên hệ thống đơn vị của Nhật Bản cũng thêm Kpa vào sử dụng."
100Kpa ~ 1bar.
Đây là một hướng dẫn chi tiết về việc chuyển đổi giữa các đơn vị khác nhau.
"Ví dụ: 1 Kpa tương đương với 0.125 psi, 10 mbar, 0.01 bar, 0.00987 atm, 1000 Pa, 0.001 Mpa, 102.07 mmH20, 4.019 inH20, 7.5 mmHg và 0.0102 kg/cm2."
Điều này cho thấy sự đa dạng của các đơn vị được sử dụng trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia hoặc khu vực lớn thường có một đơn vị áp suất tiêu chuẩn riêng, phản ánh sự tự hào và độc lập của họ.
"Ví dụ, Nhật Bản, một quốc gia duy nhất ở Châu Á thuộc khối G7, thường sử dụng các đơn vị Pa, Kpa và Mpa. Tuy nhiên, đáng chú ý là đơn vị Pascal (Pa) được đặt theo tên của nhà vật lý học người Pháp Blaise Pascal, chứ không phải của Nhật Bản."
Cách Tính Chuyển Đổi Đơn Vị
Chúng ta có thể chuyển đổi đơn vị chuẩn theo cách tính dưới đây làm chuẩn cho tất cả các đơn vị áp suất quốc tế chuẩn .
1. Tính theo ” hệ mét ” quy đổi theo đơn vị đo 1 bar chuẩn
- 1 bar = 0.1 Mpa ( megapascal )
- 1 bar = 1.02 kgf/cm2
- 1 bar = 100 kPa ( kilopascal )
- 1 bar = 1000 hPa ( hetopascal )
- 1 bar = 1000 mbar ( milibar )
- 1 bar = 10197.16 kgf/m2
- 1 bar = 100000 Pa ( pascal )
2. Tính theo ” áp suất ” quy đổi theo đơn vị 1 bar chuẩn
- 1 bar = 0.99 atm ( physical atmosphere )
- 1 bar = 1.02 technical atmosphere
3. Tính theo ” hệ thống cân lường ” quy đổi theo đơn vị 1 bar chuẩn
- 1 bar = 0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )
- 1 bar = 14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )
- 1 bar = 2088.5 ( pound per square foot )
4. Tính theo ” cột nước ” qui đổi theo đơn vị chuẩn 1 bar
- 1 bar = 10.19 mét nước ( mH2O )
- 1 bar = 401.5 inc nước ( inH2O )
- 1 bar = 1019.7 cm nước ( cmH2O )
5. Tính theo ” thuỷ ngân ” quy đổi theo đơn vị chuẩn 1 bar
- 1 bar = 29.5 inHg ( inch of mercury )
- 1 bar = 75 cmHg ( centimetres of mercury )
- 1 bar = 750 mmHg ( milimetres of mercury )
- 1 bar = 750 Torr
Cách Quy Đổi Các Đơn Vị Áp Suất Quốc Tế
Việc chuyển đổi giữa các đơn vị như bar, psi, Kpa, Mpa, atm, cmHg, mmH20 có thể gặp khó khăn khi bạn muốn quy đổi từ một đơn vị này sang một đơn vị khác.
Để giải quyết vấn đề này, tôi đã tạo ra một bảng quy đổi chuẩn giữa các đơn vị. Bảng này cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi bất kỳ đơn vị áp suất nào sang một đơn vị áp khác.
Bảng quy đổi đơn vị áp suất chuẩn quốc tế
Cách Sử Dụng Bảng Quy Đổi Đơn Vị
Để trả lời các câu hỏi như :
- 1 bar bằng bao nhiêu mbar
- 1 Kpa bằng bao nhiêu mmH20
- 1 mH2O bằng bao nhiêu bar
- 1 Mpa bằng bao nhiêu kg/cm2
…..
Nhìn vào bảng tính quy đổi đơn vị áp suất trên có hai cột : dọc ( From ) và Ngang ( To ) . Cột dọc chính là đơn vị chúng ta cần đổi còn cột ngang chính là đơn vị qui đổi .
Ví dụ tôi chọn cột dọc là MPa thì tương ứng với:
- 1Mpa = 145.04 psi
- 1MPa = 10000 mbar
- 1Mpa = 10 bar
- 1Mpa = 9.87 atm
- 1Mpa = 1000000 Pa
- 1Mpa = 1000Kpa
- 1Mpa = 101971.6 mmH20
- 1Mpa = 4014.6 in.H20
- 1Mpa = 7500.6 mmHg
- 1Mpa = 295.3 in.Hg
- 1Mpa = 10.2 kg/cm2
Đổi đơn vị áp suất là một việc chúng ta thường phải dùng hằng ngày vì chúng ta sử dụng các thiết bị đo áp suất của các nước trên thế giới như Mỹ – Đức – Nhật . Việc mỗi nước thường dùng một chuẩn khác nhau làm chúng ta khó khăn trong việc sử dụng hằng ngày. Chính vì thế bảng quy đổi đơn vị áp suất sẽ giúp mọi người tự do đổi đơn vị áp suất theo ý muốn .
Nguồn: phukiensongtoan.com